Hướng dẫn kĩ thuật trồng vải thiều Lục Ngạn

kĩ thuật trồng vải

Kĩ thuật trồng vải sẽ được giới thiệu chi tiết từ khâu chọn giống, chọn loại đất phù hợp đến các bước chăm sóc cây trong bài viết dưới đây. 

Chọn giống – Kĩ thuật trồng vải thiều

Vải thiều được trồng bằng nhiều hình thức. Tuy nhiên hình thức ghép mắt, chiết cành vẫn được ưu tiên hơn cả. Khi cây đạt chiều cao 40cm. Mắt ghép đạt 15cm thì có thể mang đi trồng. Chọn cây khỏe mạnh, đủ chuẩn giúp cây sinh trưởng tốt, chống được sâu bệnh.

kĩ thuật trồng vải

Cây giống từ chiết cành

Ngoài ra, có thể chọn cây giống từ các viện nhân giống. Cây ở đây được nhân giống thuần chủng, không bị lai tạp.

kĩ thuật trồng vải

Cây vải thiều giống

Chọn đất trồng thích hợp

Cây vải thường được trồng trên những vùng đất cao ráo. Nền đất tơi xốp. Vải không chịu được tình trạng ngập úng nên cần tránh những chỗ mưa nhiều, địa hình sũng.

Các vùng cao nguyên ở Việt Nam như các tỉnh miền núi phía bắc, các tỉnh đồng bằng tây nguyên có loại đất thích hợp cho cây vải nói chung. Những nơi này có đất thịt pha cát, đất sỏi, đất đỏ bazan rất thích hợp. Những khu vực đất thoát nước tốt, hơi chua và giàu chất hữu cơ giúp cây vải phát triển tốt nhất. Riêng với cây vải thiều, do là giống chín muộn nên thích hợp với khí hậu miền Bắc hơn.

kĩ thuật trồng vải

Những vùng cao nguyên thích hợp cho cây vải

Nếu buộc phải trồng ở vùng đất trũng, bạn cần xới luống cho cây. Như vậy, rễ sẽ có được độ thoáng nên phát triển tốt hơn.

Xem thêm: Các giống vải thiều nổi tiếng ở Việt Nam

Khí hậu – Kĩ thuật trồng vải thiều

Cây vải thiều được trồng vào hai vụ chính. Vụ vải tháng 3, tháng 4 còn được gọi là vụ vải sớm. Vụ chính thức thường sẽ vào tháng 6, 7 hằng năm. Đây là hai thời điểm cây vải thiều sinh trưởng tốt.

kĩ thuật trồng vải

Cây vải khi vào mùa

Khí hậu thích hợp để vải thiều ra hoa là từ 0 đến 10 độ C. Khi đậu trái, nắng ấm sẽ cực tốt cho cây. Vì thế, những nơi có khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa đông không quá lạnh đưới -4 độ C, nhiều mưa và nắng ấm, độ ẩm cao sẽ thích hợp cho cây vải thiều.

kĩ thuật trồng vải

Hoa vải nở vào cuối đông

Những tháng mùa hè và mùa thu là thời gian cây vải sinh trưởng mạnh nên cầu lượng nước lớn. Những tháng mùa đông, mưa nhiều, vải dễ phát lộc đông. Trong giai đoạn phân hoá mầm hoa, đủ nước thì tổng số hoa/chùm và số hoa đực/chùm giảm. Nếu mưa nhiều trong thời gian hoa đang nở sẽ khiến hoa thối. Tỷ lệ đậu quả sẽ thấp hơn. Vì thế, cuối đông, thời tiết không quá lạnh, ít mưa mang đến những chùm hoa tốt nhất.

kĩ thuật trồng vải

Những chùm hoa vải đang phát triển mạnh

Xem thêm: Vải thiều tháng mấy là đúng vụ? Bí quyết chọn vải ngon

Cách trồng

Cần chuẩn bị hố trồng trước 1 tháng. Khoảng cách giữa các hố đất là từ 4 đến 6m. Mật độ cho một héc ta khoảng 400 cây vải là thích hợp. Mỗi hố đào kích thước 50x60x60. Đât cần vun xới cho tơi xốp, sạch cỏ.

kĩ thuật trồng vải

Hố trồng cây vải thiều

Đất trồng trộn với phân chuồng, phân hữu cơ đã ủ với bột vôi khử trùng.

kĩ thuật trồng vải

Rắc vôi khử trùng cho đất

Khi trồng, bới một lỗ nhỏ ngay hố đã chuẩn bị. Đặt cây xuống hố rồi lấp đất quanh bầu cho kín. Nén chặt đất bằng tay. Sau đó đóng một cọc buộc vào cây để giữ chắc, tránh gió lay gốc.

Một cách buộc cọc cho cây

Để đảm bảo cho cây vải thiều sinh trưởng tốt, các giai đoạn sau cần chú ý làm đúng kĩ thuật. Sau thu hoạch, cũng cần chăm sóc cây vải để cây lấy lại sức.

Xem thêm: Cách chăm sóc cây vải sau thu hoạch cho mùa sau bội thu

Vải thiều “mắc màn” – Phương thức trồng vải sạch cho giá trị cao

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *