Tham quan cụm di tích Tiên Lục tại huyện Lục Giang, Bắc Giang

di tích Tiên Lục

Nằm cách thành phố Bắc Giang khoảng 20km, thuộc xã Tiên Lục huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, cụm di tích Tiên Lục nằm trong không gian thoáng đãngcủa một vùng trung du xánh mát. Cụm di tích Tiên Lục gồm: Cây Dã Hương ngàn năm tuổi, Chùa Quang Phúc, đình Viễn Sơn, đình Thuận Hòa… Cụm di tích Tiên Lục được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc Gia và là điểm đến hấp dẫn cho du khách.

Cây Dã Hương ngàn năm tuổi – Biểu tượng của cụm di tích Tiên Lục

Tuổi thọ của cây Dã Hương

Không biết cây Dã Hương được trồng từ bao giờ mà vẫn xanh tươi chống chọi với thời gian. Cây Dã hương được nhân dân trong vùng coi như một linh vật. Năm 1989 cây Dã Hương được Bộ văn hóa thông tin xếp hạng là những cây quý cần được bảo vệ.

Cây Dã Hương nghìn năm tuổi có vòng đo cây từ 8,3m đến 11m. Lớp vỏ dày 15cm. Hoa nở vào cuối mùa xuân, cánh nhỏ li ti màu vàng nhạt. Hoa Dã Hương có mùi thơm tựa như hoa Dạ Lan.

di tích Tiên Lục
Cây Dã Hương ngàn năm tuổi

Theo lời kể của các cụ trong thôn và căn cứ theo lịch sử thì cây Dã Hương đã có cách đấy hơn một ngàn năm. Cây mọc trên sườn đồi ở đầu xóm Tây, ngay chân đình Viễn Sơn tạo nên một bức tranh làng quê đầy cổ kính.

Cây Dã hương là biểu tượng cho sức sống trường tồn của dân tộc. Tán cây rộng, xanh tốt quanh năm như lá phổi của Tiên Lục.

Dã Hương nghìn năm tuổi trong sử sách

Có thể nói cây Dã hương Tiên Lục là chứng nhân lịch sử qua bao đời. Từ thời Pháp thuộc, để tham quan cây Dã Hương, Pháp đã mở một con đường từ Vôi đến Tiên Lục.

Trong ngọc phả còn có ghi lại, Vua Cảnh Hưng đã sắc phong cây là “Quốc chúa đô mộc đại vương” có nghĩa là cây Dã lớn nhất nước. Năm 1938 Trường Viễn đông Bắc cổ xếp cây Dã Hương vào loại cây cổ thụ hiếm có của Bắc Kỳ.

Bách khoa toàn thư của Pháp còn có ghi cây Dã hương Tiên Lục là một trong những cây lâu đời nhất thế giới.

Người dân Tiên Lục đi xa về, ngắm nhìn cây Dã Hương bỗng thấy kí ức tuổi thơ ùa về.

“Cây đa cũ, bến đò xưa

Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ”

Đình Viễn Sơn

Đình Viễn Sơn là một trong những đình cổ quý giá thuộc xã Tiên Lục, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang. Ngày 21-1-1989, nơi đây được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật.

Đình Viễn Sơn xây dựng vào thế kỷ XVIII (1752) quay mặt về hướng Đông – Bắc nhìn sang đồi xóm Ngoẹn và chùa Tiên Lục. Phía trước đình là một thung lũng nhỏ, phía trái sau là cây dã hương cổ thụ ngàn năm tuổi. Xung quanh là khu dân cư xóm Giữa.

Đình có kiến trúc kiểu chữ Công, bao gồm:

  • Tiền đường nối với hậu cung bằng một dải ống muống
  • Hai bên có hai dãy với 5 gian tả vu và hữu vu.
  • Kết cấu các vì kèo theo lối tiền kẻ, hậu bẩy, chồng rường, kê đấu.
  • Xung quanh đình là hệ thống tường vây kiên cố và cổng tam quan vững chắc.

Mái đình có các kiểu thiết kế đậm màu sắc phương Đông với “thiếu nữ cưỡi rồng ca múa”, “Lân mã chồng rường”, “Rồng ổ”, “Vũ sĩ đội đình”… và thông, trúc, cúc, mai ở hậu cung thể hiện tài khéo léo của các nghệ nhân dân gian xưa.

di tích Tiên Lục
Kiến trúc mái đình Viễn Sơn

Đây là nơi thờ nhị vị thánh Cao Sơn – Quý Minh – hai vị tướng có công giúp Vua Hùng thứ 18 dẹp loạn cho đất nước. Hội Đình được tổ chức vào ngày mùng 9 tháng Giêng, 20-3 và 20-8 âm lịch hằng năm.

Chùa Quang Phúc tại cụm di tích Tiên Lục

Chùa Quang Phúc có vị trí nằm ở trung tâm của xã Tiên Lục và ngoảnh hướng Nam. Chùa Quang Phúc được xây dựng khoảng thời Lê – Mạc, quy mô rộng và có kết cấu kiến trúc liên hoàn.

Chùa Quang Phúc hiện nay còn lưu giữ nhiều pho tượng cổ quý giá. Tất cả có khoảng 90 pho tượng.

Đến với Tiên Lục du khách không những được tham quan các di tích mà du khách còn được tìm hiểu về lễ hội truyền thống đặc sắc của người dân Tiên Lục. Lễ hội Tiên Lục là một lễ hội lớn của huyện Lạng Giang thu hút đông đảo nhân dân trong vùng và khách thập phương về dự. Lễ hội Tiên Lục được tổ chức một năm 4 lần vào 9/1 Âm lịch, 20/5 Âm lịch, 20/8  Âm lịch và 20 tháng 11 Âm lịch hàng năm.

di tích Tiên Lục
Lệ hỗi Tiên Lục diễn ra hằng năm

Hàng năm, cứ đến mùng 9 tháng giêng âm lịch, nhân dân Tiên Lục – Lạng Giang lại mở hội vui xuân. Hội Tiên Lục diễn ra chủ yếu ở khu vực đình Viễn Sơn, đình Thuận Hoà và chùa Phúc Quang tạo không gian rộng lớn cho lễ hội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *