Lục Ngạn là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nơi đây từ lâu đã nổi tiếng với những món ăn đặc sắc, trong đó nổi tiếng nhất chính là vải thiều. Vậy Lục Ngạn Bắc Giang cách Hà Nội bao nhiêu km? Di chuyển từ Hà Nội tới Lục Ngạn như thế nào? Xem ngay bài viết dưới đây để được giải đáp thông tin chi tiết.
Lục Ngạn Bắc Giang cách Hà Nội bao nhiêu km?
Huyền Lục Ngạn nằm ở phía Đông của tỉnh Bắc Giang, cách thành phố Bắc Giang khoảng 40km. Đặc trưng của Lục Ngạn là địa hình đồi núi xen kẽ.
Lục Ngạn cách Hà Nội hơn 100km. Từ Hà Nội đi Lục Ngạn chúng ta có thể di chuyển dễ dàng bằng ô tô hoặc xe máy với nhiều tuyến đường khác nhau. Dưới đây chúng tôi sẽ đưa cho các bạn 2 tuyến đường chính dễ đi nhất.
Tuyến đường thứ nhất: Đi qua Quốc lộ 1A, khoảng 116 km. Thời gian di chuyển khoảng 3h
Từ trung tâm Hà Nội, bạn xuất phát theo hướng Tây Nam lên đường Tôn Đức Thắng về phía Cát Linh. Tiếp đó bạn hãy lần lượt đi qua các đường Nguyễn Lương Bằng, Xã Đàn, Đại Cồ Việt, Trần Khát Trân, Nguyễn Khoái.
Khi đi được khoảng 1,2 km đường Nguyễn Khoái thì bạn đi theo đoạn đường nối vào cầu Vĩnh Tuy để vào Đàm Quang Trung. Đi khoảng 350 mét đến vòng xuyến thì đi theo lối ra thứ 2 khoảng 1 km nữa bạn hãy đi theo đoạn đường nối vào Nguyễn Văn Linh/QL5.
Đi tiếp khoảng 2.4 km nữa thì bạn chếch sang bên phải để nhập vào Đường Quốc lộ 1A. Sau khi đi hết khoảng 47.3 km đường này thì hãy rẽ phải vào Quốc lộ 31. Đi tiếp khoảng 44.9 km nữa thì rẽ trái và đi một đoạn đường khoảng 9.2 km nữa là đến được Lục Ngạn.
Tuyến đường thứ 2: Đi qua quốc lộ 5B/ĐCT04 và QL37, khoảng 165 km. Thời gian di chuyển khoảng 4h
Xuất phát từ trung tâm Hà Nội, di chuyển theo hướng Tôn Đức Thắng, Xã Đàn, Trần Khát Chân và Nguyễn Khoái đến Đường Quốc lộ 1A tại Lĩnh Nam. Sau đó, khi đi được 3.7 km Đường Quốc lộ 1A bạn rẽ theo lối ra về hướng QL5B/ĐCT04 đi khoảng 49.1 km thì lại đi theo lối ra về hướng QL38B.
Di chuyển khoảng 3,8km nữa tới vòng xuyến thì bạn đi theo lối ra thứ 3 để vào QL37 rồi tiếp đó đi vào QL37/QL5.
Đi được khoảng 2,5km thì rẽ trái tại Ngô Quyền đi thẳng qua Cầu Hàn rồi tiến vào đường Nguyễn Đức Sáu, rẽ trái vào Trần Phú. Sau khi đi hết đường Trần Phú, bạn hãy tiếp tục hành trình của mình qua Quốc lộ 37.
Khi tới ngã ba Chí Linh thì bạn rẽ phải để tiếp tục đi theo hướng đường dẫn tới Quốc lộ 37, đi qua ĐT293 sau đó rẽ phải về hướng Quốc lộ 31 khoảng 28 km nữa bạn rẽ phải và đi một đoạn nữa là tới được Lục Ngạn, Bắc Giang.
Đường đi từ Hà Nội tới Lục Ngạn khá dễ đi nên bạn yên tâm không phải mất thời gian tìm đường. Hiện nay tuyến đường quốc lộ 1A đã được nâng cấp nên thời gian di chuyển từ Hà Nội đi Lục Ngạn cũng được rút ngắn hơn trước.
Huyện Lục Ngạn Bắc Giang có gì đặc sắc?
Ngoài câu hỏi Lục Ngạn Bắc Giang cách Hà Nội bao nhiêu km thì huyện Lục Ngạn có gì cũng nhận được sự quan tâm của nhiều bạn.
Lục Ngạn là vùng đất cổ có bề dày truyền thống dấu tranh chống giặc ngoại xâm với nhiều địa danh hiển hách đã được lưu truyền trong sử sách như: Động Giáp, Đèo Ải, Nội Bàng, Bến Bò, Nam Điện…
Không những vậy, Lục Ngạn còn được thiên nhiên ưu đãi với khí hậu thích hợp để phát triển các cây ăn quả. Hiện nay, Lục Ngạn đã trở thành một vùng cây ăn quả trù phú và những sản vật nổi tiếng của cả nước như vải thiều, mỳ Chũ, rượu Kiên Thành và nếp cái hoa vàng Phì Điền. Trong đó vải thiều Lục Ngạn đã trở thành thương hiệu không chỉ rất được yêu thích trong nước mà còn được bạn bè quốc tế ưa chuộng.
Ngoài vải thiều, khi tới Lục Ngạn du khách còn được thưởng thức nhiều loại trái cây khác như hồng Nhân Hậu, táo Đài Loan, cam Đường Canh hay Bưởi Diễn,…
Ngoài những món ăn đặc sản, Lục Ngạn còn nổi tiếng là nơi thích hợp phát triển du lịch sinh thái. Cách thị trấn Chũ, về phía Tây Bắc chừng 10 đến 30km, du khách sẽ được đắm mình trong không gian mênh mông sơn thủy hữu tình của hồ Khuôn Thần và hồ Cấm Sơn. Đây chính là 2 địa danh nổi tiếng của Lục Ngạn nói riêng và Bắc Giang nói chung khi thu hút đông đảo du khách ghé thăm mỗi năm.
Đến với hồ Khuôn Thần và hồ Cấm Sơn, du khách sẽ được tắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, được chèo thuyền câu cá kết hợp với hoạt động nghỉ dưỡng và đi bộ leo núi.
Đặc biệt Lục Ngạn còn là nơi sinh sống của đồng đồng bào dân tộc như Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chí, Cao Lan, Dao và dân tộc Hoa,… Vì thế Lục Ngạn còn đang lưu giữ những giá trị văn hóa vật thể và phí vật thể đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Khi tới Lục Ngạn, du khách sẽ được trải nghiệm đi chợ vùng cao, được nghe những câu sloong hao chợ Cầu Trắng xã Phong Vân, chợ Thác Lười xã Tân Sơn, nghe câu Soong cô của dân tộc Sán Dìu, điệu then tình tứ của người Tày và tiếng Khèn gọi bạn của người Dao Na Lang hay điệu Sịnh ca của dân tộc Cao Lan, xã Đèo Gia…
Và nếu ghé thăm Lục Ngạn vào ngày 18 tháng 2 âm lịch hàng năm thì những nét văn hóa ấy đều được hội tụ trong ngày hội văn hóa thể thao các dân tộc Lục. Đây chính là nét đẹp trong bản sắc văn hóa của vùng đất và con người Lục Ngạn.
Trên đây là thông tin chi tiết về huyện Lục Ngạn. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có kiến thức tổng quan để biết Lục Ngạn Bắc Giang cách Hà Nội bao nhiêu km? Lục Ngạn Bắc Giang có gì đặc sắc? Hẹn gặp lại các bạn một ngày không xa ở mảnh đất thân thương này nhé!
Nguồn: lucngan.net
Tin cùng chuyên mục:
Uống nước cam khi nào tốt nhất? Cách pha nước cam mật ong bồi bổ cơ thể bốn mùa
Cách nhận biết mật ong rừng nguyên chất
Lục Ngạn phát triển hạ tầng, nâng tầm kinh tế
Cam Bắc Giang được mùa được giá ngày cận Tết