Kỹ thuật trồng vải VietGap đúng chuẩn mang lại năng suất cao

trồng vải VietGAP

Trồng vải VietGAP đem đến những trái vải năng suất cao, chất lượng tốt. Cùng tìm hiểu kỹ thuật trồng vải VietGap đúng chuẩn trong bài viết dưới đây. 

trồng vải VietGAP
Những trái vải của một mùa bội thu

Những yêu cầu khi trồng vải VietGAP

Nhiệt độ

Để bà con nông dân chăm sóc cây vải cho trái trĩu cành, quy chuẩn VietGAP nêu rõ chuẩn nhiệt độ cho từng giai đoạn, cụ thể: 

  • Sinh trưởng tốt ở nhiệt độ trung bình từ 21 đến 25 độ C.
  • Ngưng sinh trưởng ở nhiệt độ từ 0 độ C (đối với giống vải chín muộn) đến 4 độ C (đối với giống vải chín sớm).
  • Từ 8 đến 10 độ C: khôi phục sinh trưởng.
  • Từ 10 đến 12 độ C: sinh trưởng chậm.
  • 21 độ C trở lên: sinh trưởng tốt.
  • 23 đến 26 độ C: sinh trưởng mạnh.

Nhiệt độ khi ra hoa:

  • Từ 0 đến 10 độ C: hoa phân nhánh và phân hóa tốt. 
  • Từ 11 đến 14 độ C: các cành có thể phát triển thành hoa có giá trị. 
  • Nhiệt độ trên 18 độ C: hoa nhỏ, ít có giá trị kinh tế. 
  • Nhiệt độ càng thấp, tỉ lệ hoa cái càng cao. Ngược lại, ở nhiệt độ cao sẽ cho ra nhiều hoa đực. 
Vải thiều ra hoa

Mưa và độ ẩm

Trong giai đoạn phát triển: nếu mưa quá nhiều, độ ẩm cao, cây sẽ phát lộc đông, không phân hóa mầm hoa dẫn đến hiệu quả kinh tế kém. Nghĩa là ở giai đoạn tháng 11, 12, cây vải cần thời tiết khô, lạnh để phân hóa mầm hoa tốt. 

Trong giai đoạn ra hoa: đủ nước cây sẽ ra hoa nhiều, hoa cái chiếm đa số. Tuy nhiên, nếu mưa quá nhiều sẽ dẫn đến thối hoa. 

Ánh sáng và đất khi trồng vải VietGAP

Ánh sáng:

  • Tổng số giờ chiếu sáng thích hợp nhất cho cây vải là 1800h/năm.
  • Ánh sáng giúp cây quang hợp tốt, tích lũy được chất dinh dưỡng. 
  • Ánh sáng càng nhiều, hoa cái càng nhiều. Đồng thời, tỉ lệ đậu quả cũng tăng theo.

Đất: Vải thiều Lục Ngạn thích hợp trồng trong nhiều loại đất như đất phù sa, đất cát pha, đất vàng, đất thịt, đất đỏ. Dù ở loại đất nào cây vải cũng sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên đất trồng vải phải thoáng, tơi xốp và độ pH khoảng 5.

Kỹ thuật trồng vải VietGAP đúng chuẩn

Để cây vải thiều có được năng suất cao, bạn cần chuẩn bị tốt từ khâu xử lý đất, đến chọn giống và cách trồng. Các khâu này chúng tôi đã giới thiệu trong bài Hướng dẫn kĩ thuật trồng vải thiều Lục Ngạn

Kỹ thuật chăm sóc cây vải đúng chuẩn VietGAP

Cây vải có thể chịu được hạn nhưng không chịu được ngập úng. Lượng nước vải cần ở mức trung bình. Vì thế, chỉ cần tưới nước cho vải 3 ngày một lần. Mùa khô tưới nhiều hơn. Để tránh nước bốc hơi vào mùa nắng, bạn có thể phủ lên mặt một lớp rơm để giữ ẩm. 

Tưới nhiều nước nếu thời tiết hanh khô

Đặc biệt chú ý lượng nước vào thời kì cây ra hoa. Thiếu nước giai đoạn này khiến hoa dễ đậu hoa đực nhiều hơn. 

Khi cây đậu trái, cần bón thêm phân sạch, không bị nhiễm khuẩn. Phân chuồng rất tốt cho cây nhưng cần ủ hoai mục. Mỗi gốc bón khoảng 20kg phân/ năm. 

Các loại phân khác có thể dùng xen kẽ thêm như Super Lân (mỗi cây cần khoảng 1 kg/năm). Phân nên bón cách gốc vải tầm 30cm.

Vào thời kỳ thu hoạch, lượng phân bón cần tăng 15% so với giai đoạn đầu. 

Thu hoạch và xử lý vải thiều Lục Ngạn chuẩn VietGAP

Chuẩn vietGap đặt ra yêu cầu sau khi thu hoạch vải thiều: 

  • Dừng thuốc bảo vệ thực vật hoặc các chất kích thích sinh trưởng trước nửa tháng. 
  • Thu hoạch vải vào những ngày trời nắng ráo hoặc dâm mát. Tránh những ngày mưa. 
  • Quả chín vừa là có thể thu hoạch. 
  • Dùng kéo cắt phần cuống và xếp vải vào sọt đựng. Đặt sọt nơi râm mát. 
trồng vải VietGAP
Người dân Lục Ngạn đang thu hoạch vải

Những trái vải thiều Lục Ngạn đúng chuẩn VietGAP đem lại năng suất cao, lợi nhuận kinh tế cho bà con nông dân. Không những thế, trồng vải VietGAP còn nâng cao tên tuổi của vải thiều Lục Ngạn trên thị trường. 

Xem thêm: Vải thiều “mắc màn” – Phương thức trồng vải sạch cho giá trị cao

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *