Làm vải sấy khô bằng ánh sáng mặt trời là phương pháp thủ công được nhiều người thực hiện. Với cách này các bạn có thể dễ dàng làm vải sấy khô mà không cần chuẩn bị các vật dụng như lò nướng, lò vi sóng hay nồi chiên không dầu. Cùng xem cách làm vải sấy khô bằng ánh sáng mặt trời dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
Cách làm vải sấy khô bằng ánh sáng mặt trời như thế nào?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng làm phơi khô vải dưới ánh nắng mặt trời sẽ giúp cho vải có màu sắc và hương vị tốt hơn so với những trái vải được sấy trong lò sấy hoặc lò nướng. Việc phơi này sẽ giúp cho vải có màu sắc và hương vị tự nhiên nhất. Các chất dinh dưỡng trong vải cũng được giữ lại.
Cách sấy vải bằng ánh sáng mặt trời thực hiện rất đơn giản. Vải khi mua về bạn sẽ cần sơ chế trước bằng cách cắt vải, nhớ giữ lại một chút cuống. Sau khi đã cắt xong thì bạn đem vải đi ngâm trong chậu nước pha muối loãng khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo.
Tiếp đó đun sồi một nồi nước, rồi đổ vải tươi vào luộc trong khoảng 3 phút. Cách này sẽ giúp vải giữ được hương vị. Khi được thì vớt vải ra rồi để ráo nước. Bạn cũng có thể bỏ qua bước này và đem phơi luôn. Tuy nhiên nếu thực hiện thì vải sẽ có hương vị ngon hơn.
Khi vải đã ráo nước thì bạn sẽ đem vải đi phơi. Dàn đều vải lên các mặt phẳng như mẹt, mâm,…. rồi đem ra phơi trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời. Trong quá trình phơi thì bạn chú ý đảo đều vải để cho vải được phơi đều, tránh tình trạng có phần chưa được phơi nắng sẽ khiến cho thành phẩm không đảm bảo.
Phơi liên tục khoảng 10 ngày thì vỏ quả vải sẽ khô, vùi vải co lại và chuyển sang màu nâu sẫm.
Lưu ý
Để làm vải sấy bằng ánh sáng mặt trời thành công thì cần phơi vải ở nơi nắng to, phơi và đảo liên tục trong nhiều ngày để trái vải được khô đều. Nếu vào những ngày nhiều mây hoặc nhiều mưa thì bạn cần cất vải vào trong nhà để vải không bị hỏng.
Vải cần được phơi ở nơi cao ráo, sạch sẽ, không bị dính nước, không có sự tác động của chim chóc, các loại gia cầm, ruồi hay các loại vi sinh vật khác. Nếu có điều kiện thì bạn có thể sử dụng một tấm vải thưa để phủ lên bề mặt quả vải, tránh cho việc vải bị bụi bẩn.
Vải sấy bằng ánh sáng mặt trời được xem là thành công khi vỏ quả khô, lắc nghe thấy tiếng lọc cọc, vỏ quả không bị dập, chảy mật. Cùi vải có màu nâu đậm. Khi ăn có vị ngọt sắc, mùi thơm đặc trưng.
Cách bảo quản vải sau khi sấy khô được lâu
Vải sấy khô có thể bảo quản được bao lâu? Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của khá nhiều người. Việc vải sấy khô giữ được chất lượng trong thời gian dài hay ngắn sẽ phụ thuộc nhiều vào cách thức bảo quản của bạn. Nếu bảo quản đúng cách thì vải sấy khô có thể sử dụng được khoảng 1 năm.
Sau khi thấy vải đã khô, đạt yêu cầu thì các bạn hãy lấy khay vải mang vào nơi mát rồi để nguội. Để bảo quản được vải sấy lâu, không hỏng thì bạn cần chú ý là phải để vải nguội rồi mới cho vào lọ, hộp nhựa hay túi ni lông.
Nếu bảo quản vải bằng túi nilong thì bạn cho vải vào túi, tiếp đó lấy một túi khác lộn nước và bọc thêm 1 lượt túi nữa. Cuối cùng hãy dồn các túi vải nhỏ vào trong một chiếc túi lớn và buộc kín miệng túi lại. Để túi vải khô ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Nếu có điều kiện, bạn có thể hút chân không cho túi vải sấy. Cách này sẽ giúp bảo quản vải được lâu hơn.
Trên đây là thông tin chi tiết về cách làm vải sấy khô bằng ánh sáng mắt trời. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có cho mình những kiến thức hữu ích nhất để từ đó có thể áp dụng và làm cho mình cùng gia đình những túi vải sấy khô thơm ngon, an toàn, đảm bảo chất lượng. Tranh thủ đang mùa nắng, các bạn hãy thử làm ngay nhé! Chúc các bạn thành công!
Nguồn: lucngan.net
Tin cùng chuyên mục:
Uống nước cam khi nào tốt nhất? Cách pha nước cam mật ong bồi bổ cơ thể bốn mùa
Cách nhận biết mật ong rừng nguyên chất
Lục Ngạn phát triển hạ tầng, nâng tầm kinh tế
Cam Bắc Giang được mùa được giá ngày cận Tết