Để đảm bảo chất lượng cho quả vải khi xuất khẩu sang Nhật, người dân Lục Ngạn đã tiến hành mắc màn cho vải. Mô hình vải thiều “mắc màn” này đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Hạn chế sâu bệnh, cho quả vải thiều “mắc màn” đẹp từ hình thức đến chất lượng
Màn được mắc bên ngoài cây vải, hạn chế được sâu bệnh tấn công lên quả. Ngoài ra, ánh năng trực tiếp cũng được giảm bớt. Vì thế, hiện tượng quả bị rám nắng cũng không còn. Quả vải thu được không bị sâu bệnh, đỏ tươi, căng mọng. Đảm bảo cho việc xuất khẩu sang thị trường khó tính Nhật Bản được thuận lợi.
Quá trình lắp đặt khung màn cao 7m. Xung quanh được phủ kín nên không ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây. Vải được bảo vệ tối đa khỏi sâu hại xâm nhập. Hạn chế được sự tác động trực tiếp bởi thời tiết mưa nắng. Từ đó thu được quả vải đẹp mã hơn. Ngoài ra, với mô hình này cũng giúp nông dân hạn chế được việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như các vụ trước đây.
Cũng theo đánh giá của phòng chuyên môn, việc áp dụng mô hình màn, nếu bảo quản tốt, các nhà vường có thể sử dụng 10 năm cho một lần đầu tư. Không chỉ áp dụng cho cây vải để xuất khẩu sang Nhật Bản, về lâu dài sẽ áp dụng cho mô hình trồng vải chất lượng cao cho toàn vùng. Nếu mô hình này thành công thì những năm tiếp theo sẽ tiếp tục triển khai và nhân rộng trên địa bàn toàn huyện. đặc biệt tập trung cao cho những vùng được Nhật Bản cấp mã số vùng trồng.
Mắc màn cho vải thiều – Tiết kiệm được chi phí, thời gian chăm sóc
Chi phí đầu tư xây dựng nhà màn ban đầu khoảng 70 triệu đồng/1.000m2. Mỗi nhà màn này sử dụng trên dưới 10 năm. Hơn nữa, thời gian chăm sóc, kinh phí mua thuốc bảo vệ thực vật được giảm nhiều. Vải được bán ra với giá cao, thị trường thu mua rộng lớn. Vì thế, có thể thấy được việc mắc màn cho vải thiều thực sự có hiệu quả về kinh tế.
Chưa kể, việc đầu tư này cho trái vải nói riêng, nông nghiệp Lục Ngạn nói chung có bước tiến mới. Rồi đây, trái vải sẽ lên đường đi khắp các nước trên thế giới. Khi mà chất lượng đi liền với sản phẩm thì việc khắp nơi tìm đến trái vải Việt sẽ là điều tất yếu.
Bên cạnh diện tích nhà màn này, với 10ha vải thiều trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, năm nay gia đình anh Bình thu được 60 tấn quả, giá bán bình quân 17.000/kg, tổng doanh thu gia đình anh đạt hơn 1 tỷ đồng từ bán vải thiều.
Để hỗ trợ người dân chuyển đổi mô hình, ủy ban nhân dân huyện Lục Ngạn đã có chính sách thu hút. Huyện sẵn sàng hỗ trợ 40% chi phí cho việc đầu tư vải thiều mắc màn. Việc làm này nhằm nhân rộng mô hình vải thiều “mắc màn”. Về lâu dài, hướng tới sản phẩm sạch, khẳng định được thương hiệu của vải thiều Lục Ngạn.
Vải thiều “mắc màn” – Chất lượng tốt đi liền với lợi nhuận kinh tế cao
Vụ mùa năm 2021, do thời tiết nắng nóng kéo dài khiến quả vải Lục Ngạn chín nhanh. Bà con nông dân phải bán đi với giá thấp. Chưa kể, khó khăn của dịch bệnh khiến việc thuê nhân công hái, vận chuyển cũng làm cản trở việc tiêu thụ vải, Thế nhưng, tin vui lại đến với những cánh đồng vải thiều mắc màn. Mỗi cân vải đem đi xuất Nhật lấy từ gốc có giá 40.000đ một kí. Điều nay đem lại vụ mùa bội thu, được giá cho nhân dân trong vải.
Mùa vải 2022 tới đây, hứa hẹn lại có một vụ vải sôi động hơn, nhộn nhịp hơn. Vải thiều “mắc màn” sẽ cùng với bà con nông dân huyện Lục Ngạn làm giàu và phát triển bền vững.
Xem thêm: Vải thiều tháng mấy là đúng vụ? Bí quyết chọn vải ngon
Tin cùng chuyên mục:
Uống nước cam khi nào tốt nhất? Cách pha nước cam mật ong bồi bổ cơ thể bốn mùa
Cách nhận biết mật ong rừng nguyên chất
Lục Ngạn phát triển hạ tầng, nâng tầm kinh tế
Cam Bắc Giang được mùa được giá ngày cận Tết