Là nơi thờ nhiều vị hoàng tử, công chúa nhà Lý, Đền Từ Hả là chốn linh thiêng, nơi gìn giữ văn hóa, truyền thống, lịch sử cha ông ta xưa trên đất Lục Ngạn, Bắc Giang!
Đền Từ Hả ở đâu?
Đền Từ Hả toạ lạc ở phía Nam làng Hả Hộ (nay là làng Kép Hai). Đây là một di tích quan trọng và có giá trị cao về mặt lịch sử, nghệ thuật và kiến trúc. Ngôi đền Từ Hả nằm giữa ngọn đồi Kỳ – Sơn. Thời nhà Lý nơi đây thuộc Động Giáp, châu Lạng. Động Giáp là một động lớn có dòng họ Giáp sau đổi thành họ Thân. Trong dòng họ có đến 3 người làm phò mã nhà Lý như: Thời Lý Công Uẩn có Giáp Thừa Quý làm phò mã; Thời Lý Thái Tông có Thân Thiệu Thái làm phò mã ( năm 1029); Thời Lý Nhân Tông có Thân Cảnh Phúc làm phò mã ( năm 1066). Có thể nói đây là vùng đất địa linh, nhân kiệt đã xuất hiện nhiều hào kiệt anh hùng.
Chính vì thế, hiện nay, đền Từ Hả ngoài thờ Thân Cảnh Phúc – người có công trong cuộc chống quân Tống xâm lược thế kỷ thứ XI (1075-1077) thì còn thờ 6 vị phò mã và công chúa nhà Lý khác:
- Thần thân tướng quốc Vũ Tỉnh
- Quốc mẫu Thiên Thành Vũ Thị Cảnh
- Thuỵ Nhiên công chúa lý thị Dược
- Bình Dương công chúa lý thị Giám
- Yến Hoa công chúa Lý Thị Kiên
- Thánh phi Giáp Thị Tuấn.
Kiến trúc đền Từ Hả
Đền Hả là loại hình di tích lưu niệm danh nhân. Ngôi đền nằm ở phía đông nam làng Hả Hộ, trên một khu đồi rộng, bố cục theo kiểu chữ Tam. Đền gồm ba toà nhà không lớn lắm là đền hạ, đền trung và đền thượng. Tất cả tạo thành một thể thống nhất về kiến trúc nằm bên bờ Lục Nam chừng nửa cây số.
Ba ngôi đền này nằm song song với nhau, riêng hai đền trung và đền thượng được nối với nhan bằng ống muống. Nhà làm đơn giản, kết cấu giữa các vì kèo theo lối kẻ truyền độc trụ.
Đền Hạ có kiến trúc gồm 3 gian 2 vỉ với 6 vì kèo và 24 cột lớn nhỏ gián cách giữu các gian không đều.
Phía sau ngôi đền Hạ là ngôi đền trung gồm 3 gian 2 dĩ.
Đền thượng cũng được xây dựng gồm 3 gian 2 dĩ. Nằm trong một tổng thể kiến trúc của ngôi đền là chùa Từ Hả.
Chùa kiến trúc theo kiểu chữ đinh. Xung quanh khu vực đền là một số di tích khác gắn liền với ngôi đền và lể hội hàng năm là ao rối, núi trống, núi chiêng, ruộng lá cờ, bãi Dược… đã làm cho di tích thêm phong phú và sống động.
Hiện nay đền còn lưu giữ được nhiều cổ vật quý có giá trị lịch sử văn hoá như đồ thờ, đồ rước… đặc biệt còn giữ được 21 đạo sắc phong của các triều đại. Năm 1991 đền đã được Nhà Nước công nhận xếp hạng Di tích Lịch sử-Văn hoá cấp Quốc Gia.
Tin cùng chuyên mục:
Uống nước cam khi nào tốt nhất? Cách pha nước cam mật ong bồi bổ cơ thể bốn mùa
Cách nhận biết mật ong rừng nguyên chất
Lục Ngạn phát triển hạ tầng, nâng tầm kinh tế
Cam Bắc Giang được mùa được giá ngày cận Tết